Hoàn cảnh trận đánh Cuộc tấn công Matanikau

Chiến dịch Guadalcanal

Ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên Guadalcanal, Tulaginhóm đảo Nggela (thường được gọi là nhóm đảo Florida) thuộc quần đảo Solomon. Cuộc đổ bộ này nhằm mục đích đập tan kế hoạch của người Nhật biến quần đảo này thành căn cứ đe dọa tuyến đường vận tải giữa ÚcHoa Kỳ, đồng thời cũng chiếm luôn quần đảo để làm nơi xuất phát cho các chiến dịch cô lập căn cứ chính của hải quân Nhật là Rabaul và yểm trợ cho quân Đồng Minh trong Chiến dịch New Guinea. Cuộc đổ bộ này đã chính thức mở đầu cho Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng sau đó.[3]

Lợi dụng sự bất ngờ của quân Nhật, quân Đồng Minh đã hoàn thành cuộc đổ bộ và chiếm được Tulagi cùng một số hòn đảo nhỏ phụ cận cũng như một sân bay đang xây dựng dở tại Lunga Point thuộc Guadalcanal. Công việc hoàn tất sân bay được tiến hành ngay lập tức, chủ yếu bằng các thiết bị chiếm được của quân Nhật. Vào ngày 12 tháng 8, sân bay được đặt tên là Henderson theo tên của một phi công Thủy quân Lục chiến, Lofton R. Henderson, hy sinh trong Trận Midway. Đến ngày 18 tháng 8, sân bay sẵn sàng hoạt động và lực lượng không quân xuất kích từ sân bay mang tên "Không lực Cactus" (CAF) theo tên mã của Đồng minh cho chiến dịch Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, thủy quân lục chiến Mỹ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point.[4]

Phản ứng lại việc Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal, Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản giao cho Quân đoàn 17 đặt căn cứ tại Rabaul dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Hyakutake Harukichi nhiệm vụ tái chiếm Guadalcanal. Quân đoàn này được sự hỗ trợ của các đơn vị Hải quân Nhật, kể cả Hạm đội Liên hợp dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Yamamoto Isoroku, đặt căn cứ tại Truk. Bắt đầu từ ngày 19 tháng 8, nhiều đơn vị của Quân đoàn 17 bắt đầu đổ bộ lên Guadalcanal với mục tiêu đánh bật quân Đồng Minh ra khỏi hòn đảo.[5]

Bởi vì mối đe dọa từ các máy bay ở sân bay Henderson, quân Nhật đã không thể sử dụng những chuyển vận hạm to lớn, chậm chạp để vận chuyển lính và hàng tiếp liệu đến hòn đảo. Do đó, họ đã phải sử dụng các chiến hạm tại Rabaulquần đảo Shortland để đưa lính đến Guadalcanal. Các chiến hạm Nhật Bản, chủ yếu là tuần dương hạm hạng nhẹ và khu trục hạm thuộc Hạm đội 8 của phó đô đốc Gunichi Mikawa, thực hiện chuyến đi khứ hồi dọc theo "khe" (eo biển New Georgia) đến Guadalcanal trong một đêm trong suốt thời gian chiến dịch, tối thiểu khả năng phơi ra trước các cuộc không kích Đồng Minh. Tuy nhiên, việc vận chuyển lực lượng như vậy ngăn trở việc mang theo đến Guadalcanal hầu hết các trang bị nặng và tiếp liệu của binh sĩ, bao gồm pháo hạng nặng, xe cộ cũng như nhiều lương thực và đạn dược. Thêm vào đó, hoạt động này trói chân các khu trục hạm Nhật vốn đang rất cần thiết trong vai trò hộ tống tàu buôn. Chúng được lực lượng Đồng Minh biết đến như là những chuyến "Tốc hành Tokyo" trong khi quân Nhật đặt tên cho nó là "Chuyên chở chuột" (Rat Transportation).[6]

Nỗ lực đầu tiên của quân Nhật tái chiếm sân bay Henderson là cuộc tấn công của 917 lính Nhật do đại tá Kiyonao Ichiki chỉ huy trong trận Tenaru vào ngày 21 tháng 8 năm 1942 với kết quả chỉ còn 128 lính Nhật sống sót và đại tá Ichiki cũng tử trận. Nỗ lực tiếp theo đến sau đó vào ngày 12 đến ngày 14 tháng 9, khi lần này 6.000 lính Nhật do thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi chỉ huy tiếp tục bị đánh bại trong Trận chiến đồi Edson. Sau khi bị đánh bại tại đồi Edson, Kawaguchi và tàn quân Nhật đã tập trung lại ở phía tây sông Matanikau thuộc Guadalcanal.[7]

Trong lúc tàn quân Nhật rút chạy, quân Mỹ tập trung vào việc củng cố phòng tuyến Lunga. Ngày 18 tháng 9, một đoàn chuyển vận hạm đã đưa thêm 4.157 lính thuộc Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 7 đến Guadalcanal. Lực lượng tăng viện này cho phép Vandegrift từ ngày 19 tháng 9 thiết lập một vành đai phòng thủ đầy đủ không bị đứt quãng bao quanh Lunga.[8]

Tướng Vandegrift và các sĩ quan tham mưu vẫn còn lo ngại lực lượng của Kawaguchi đã rút về phía tây Matanikau và một số lượng lớn tàn quân Nhật rải rác giữa phòng tuyến Lunga và song Matanikau, do đó Vandegrift đã cho tiến hành nhiều cuộc hành quân truy quét nhỏ dọc theo thung lũng Matanikau.[9]

Lực lượng Thủy quân Lục chiến tuần tra dọc theo sông Matanikau vào tháng 9 năm 1942.

Đợt càn quét đầu tiên của Thủy quân lục chiến Mỹ vào khu vực phía Tây Matanikau từ ngày 23 đến 27 tháng 9 năm 1942 với lực lượng ba tiểu đoàn đã bị quân Nhật dưới sự chỉ huy của đại tá Akinosuke Oka đánh bật. Trong đợt tấn công thứ hai, từ ngày 6 đến 9 tháng 10, một lực lượng Thủy quân lục chiến lớn hơn đã được huy động. Lực lượng này đã vượt sông Matanikau thành công và tấn công đơn vị quân Nhật vừa mới đổ bộ lên Guadalcanal là Sư đoàn 2 của tướng Masao MaruyamaYumio Nasu, đồng thời làm thiệt hại nặng Trung đoàn Bộ binh số 4 của Nhật. Đợt càn quét thứ hai này đã buộc quân Nhật phải rút lui về vị trí phía đông Matanikau.[10]

Trong thời gian đó, Thiếu tướng Millard F. Harmon, tổng chỉ huy các lực lượng Lục quân Hoa Kỳ tại Nam Thái Bình Dương, đã thuyết phục Phó đô đốc Robert L. Ghormley (tổng chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại khu vực Nam Thái Bình Dương) phải tăng viện cho các đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ngay lập tức nếu muốn giữ được hòn đảo trước đợt tấn công tiếp theo. Ngày 13 tháng 10, lực lượng tăng viện mới bao gồm 2.837 lính thuộc Trung đoàn Bộ binh 164, Vệ binh Quốc gia North Dakota, thuộc Sư đoàn Americal của Lục quân đã được đưa đến Guadalcanal.[11]

Trận chiến sân bay Henderson

Bản đồ trận chiến sân bay Henderson, 23-26 tháng 10. Cuộc tấn công của Sumiyoshi và Oka ở phía tây Matanikau (bên trái) còn cuộc tấn công của Maruyama (Sư đoàn 2) vào phòng tuyến Lunga từ phía nam (bên phải)

Từ ngày 1 đến ngày 17 tháng 10, Nhật đưa được 15.000 quân đến Guadalcanal, cho phép Hyakutake có tổng cộng 20.000 quân để thực hiện cuộc tấn công tiếp theo. Vì đã bị mất các cứ điểm bên bờ Đông sông Matanikau, quân Nhật cho rằng việc tấn công vành đai phòng thủ của Mỹ dọc theo bờ biển sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Hyakutake quyết định mũi tấn công chính trong kế hoạch của ông sẽ từ phía Nam sân bay Henderson. Sư đoàn 2 (được tăng cường các đơn vị của Sư đoàn 38), do Trung tướng Masao Maruyama chỉ huy, bao gồm 7.000 người thuộc ba trung đoàn bộ binh, mỗi trung đoàn có ba tiểu đoàn, sẽ hành quân qua rừng rậm và tấn công cứ điểm phòng thủ của Mỹ từ phía Nam gần bờ Đông sông Lunga.[12] Ngày tấn công ban đầu được ấn định là 22 tháng 10, sau đó đổi thành 23 tháng 10. Để thu hút sự chú ý của phía Mỹ khỏi mũi tấn công chủ yếu từ phía Nam, lực lượng pháo binh hạng nặng cùng năm tiểu đoàn bộ binh (khoảng 2.900 người) do Thiếu tướng Tadashi Sumiyoshi chỉ huy sẽ tấn công chu vi phòng thủ của quân Mỹ từ phía tây dọc theo hành lang bờ biển. Quân Nhật ước lượng có 10.000 quân Mỹ trên đảo, trong khi con số thực là khoảng 23.000 người.[13][d]

Lực lượng của Sumiyoshi bao gồm hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Bộ binh số 4 đã mở cuộc tấn công vào phòng tuyến Thủy quân lục chiến Mỹ trong đêm 23 tháng 10 tại vị trí cửa sông Matanikau. Hỏa lực pháo binh, súng cối và vũ khí cầm tay của quân Mỹ đã tiêu diệt rất nhiều lính Nhật tấn công trong khi tổn thất của họ là không đáng kể.[14] Hai đêm liên tục từ ngày 24 tháng 10, lực lượng của Maruyama đã thực hiện nhiều cuộc tấn công trực diện với quân số lớn vào phía nam phòng tuyến Lunga nhưng thất bại thảm hại. Hơn 1.500 lính Nhật tử trận trong khi phía Mỹ chỉ mất khoảng 60 người.[15][e]

Các cuộc tấn công khác của Trung đoàn Bộ binh 124 Nhật do đại tá Oka chỉ huy gần Matanikau trong ngày 26 tháng 10 cũng bị đẩy lui với tổn thất nặng nề. Đến 8 giờ sáng ngày 26 tháng 10, Hyakutake quyết định chấm dứt mọi cuộc tấn công và ra lệnh cho lực lượng của ông rút lui. Khoảng phân nửa những người sống sót trong lực lượng của Maruyama được lệnh rút lui về phía trên thung lũng Matanikau trong khi Trung đoàn Bộ binh 230 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Toshinari Shōji được cho rút về Koli Point, phía Đông ngoại vi Lunga. Trung đoàn Bộ binh 4 rút lui về vị trí phía tây Matanikau và quanh khu vực Point Cruz trong khi Trung đoàn 124 chiếm giữ vị trí phòng thủ sườn núi Austen phía trên thung lũng Matanikau.[16]

Kế hoạch tấn công của Hoa Kỳ và lực lượng đôi bên

Đại tá Merritt Edson (bên trái), chụp ảnh gần cửa sông Matanikau một vài ngày trước cuộc tấn công tháng 11[17]

Để tiếp tục khai thác thắng lợi sau trận chiến sân bay Henderson, Vandegrift tung sáu tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến, sau đó còn có thêm một tiểu đoàn Lục quân, vào một cuộc tấn công ra phía Tây Matanikau với hai mục tiêu: không cho pháo binh Nhật có đủ tầm bắn đến sân bay Henderson và cắt đứt đường rút lui của lực lượng Maruyama đến ngôi làng Kokumbona, nơi đặt đại bản doanh của Quân đoàn 17. Lực lượng huy động bao gồm ba tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 5, chỉ huy bởi Đại tá Merritt Edson cộng thêm Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Thủy quân lục chiến 7 chỉ huy bởi Đại tá William Whaling (gọi là đơn vị Whaling). Hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 2 là lực lượng dự trữ. Cuộc tấn công này sẽ được yểm trợ bởi pháo binh thuộc Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 11 và Trung đoàn Bộ binh 164, các máy bay thuộc Không lực Cactus và hải pháo từ chiến hạm Mỹ. Đại tá Edson là người chỉ huy chiến thuật cho cuộc tấn công.[18]

Lực lượng quân Nhật phòng thủ khu vực Matanikau bao gồm hai trung đoàn bộ binh 4 và 124. Trung đoàn 4 phòng thủ khu vực từ bờ biển vào sâu trong đất liền khoảng 1.000 dặm (914 m) còn Trung đoàn 124 từ đó vào đến dọc dòng sông. Cả hai trung đoàn này trên giấy tờ đều có sáu tiểu đoàn nhưng thực tế quân số đã bị tiêu hao nặng nề do giao tranh, bệnh tật và nạn đói. Đại tá Oka đã miêu tả lực lượng của ông trên thực tế chỉ còn một nửa.[19]